Hiện nay, có nhiều sinh viên năng động đã tự tìm cho mình những việc làm thêm hoặc những vị trí thực tập sinh ở các công ty/ doanh nghiệp để có thể tăng kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân trước khi rời ghế nhà trường. Trước nhiều CV xin việc của các ứng viên còn đi học như bạn, trở nên nổi bật hơn trong mắt của nhà tuyển dụng là điều cần thiết. Đôi khi, vấn đề không nằm ở khả năng hay học vấn, mà chính ở cách trình bày CV chưa đủ thuyết phục hoặc thiếu những thông tin cần thiết trong CV của mình.
Bài viết dưới dây sẽ chia sẻ cho bạn các viết CV đầy đủ, ấn tượng và đặc biệt dễ dàng “đốn tim” nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu tiên.
Table of Contents
CV là gì?
CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong Tiếng anh. Viết CV xin việc là bản tóm tắt về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, quá trình học tập cũng như các kỹ năng mà bạn có. Nó cũng được xem như “công cụ tiếp thị” của bản thân bạn để bạn từng bước theo đuổi công việc mơ ước.
CV là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Nhưng CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp ****thì nên viết như thế thế nào, cần những nội dung gì thì hầu hết các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm để viết CV.
Một bản CV “đốn tim” nhà tuyển dụng cần lưu ý những gì?
Tùy vào từng vị trí mà bạn ứng tuyển hoặc tùy vào từng lĩnh vực, những thông tin cần đưa vào CV có thể khác nhau. Bố cục của CV là điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý tới. Vậy nên bạn luôn phải gạch rõ ý để hạn chế thiếu sót. Hãy chú ý sắp xếp bố cục CV sao cho hợp lý và logic. Điều này không chỉ đảm bảo CV sẽ có hình thức trình bày đep và khoa học mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư kỹ lưỡng.
Nguyên tắc khi viết CV cần đầy đủ những thông tin theo thứ tự như sau:
- CV xin việc cho sinh viên chưa ra trường nên trình bày đơn giản, gọn gàng, bắt mắt, màu sắc phù hợp với nội dung.
- Sử dụng các font chữ tiêu chuẩn (Times New Roman, Arial).
- Độ dài CV không vượt quá 2 trang A4.
- Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Thông tin liên lạc
- Tên file CV đặt theo nguyên tắc: Vị Trí Ứng Tuyển + CV + Tên Ứng Viên. Ví dụ: NhanVienLeTan-CV-TranVanA
- Kiểm tra kỹ nội dung CV, đặc biệt là phần thông tin gửi nhà tuyển dụng và tên CV, nhiều khi bạn sử dụng CV gửi cho nhiều nhà tuyển dụng hoặc một CV nộp cho nhiều vị trí công việc khác nhau.
1. Thông tin cá nhân
Đối với các mẫu CV xin việc cho sinh viên chưa ra trường hay người đã có kinh nghiệm, giới thiệu bản thân luôn là phần bắt buộc nên có trong mỗi CV. Đây sẽ là phần giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn khi bạn được chọn vào vòng phỏng vấn trực tiếp.
Đối với sinh viên chưa ra trường, nội dung phần này cần có:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh/ Tuổi
- Địa chỉ, nơi sinh sống hiện tại
- Số điện thoại liên hệ
Hãy nêu thông tin một cách rõ ràng, chính xác và thật ngắn ngọn.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp chính là vị trí công việc hoặc đích đến mà bạn mong muốn, lộ trình bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Đối với việc viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn cần thể hiện rõ ràng mục tiêu của bạn phù hợp với vị trí, công việc, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển.
Bạn có thể chia mục tiêu của mình thành 2 ý là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:
- Mục tiêu ngắn hạn: nêu về những gì bạn muốn học, hay trau dồi thêm những kỹ năng bản thân mình chưa thạo.
- Mục tiêu dài hạn: bạn muốn tạo thêm nhiều giá trị cho công ty, muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp cũng như phát triển bản thân mình qua từng ngày.
3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn trong CV xin việc thể hiện cấp bậc, học vị của bạn. Đó là bằng cấp, trường lớp của bạn, bao gồm cả các yếu tố về chuyên ngành, năm tốt nghiệp, thậm chí là loại bằng tốt nghiệp.
Một mẹo rất hay để viết CV thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng là bạn có thể chia nhỏ các phần về quá trình học vấn như chuyên môn, thành tích, chứng chỉ, giải thưởng,…
Ví dụ:
Bằng cấp
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
- Năm tốt nghiệp: 2021
- Xếp loại: Giỏi
- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh – Nghe, nói, đọc, viết tốt; Tiếng Trung giao tiếp.
- Trình độ tin học: Thành thạo MS. Office.
- Chứng chỉ: Bán hàng online
Thành tích
- 4 năm liền đạt học bổng của trường.
- Giải nhất cuộc thi thuyết trình do trường tổ chức.
4. Kinh nghiệm làm việc

Đối với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thường sẽ không có nhiều thông tin về phần kinh nghiệm việc làm.
Tại mục này, bạn có thể liệt kê những công việc như:
- Hoạt động tình nguyện
- Các cộng đồng đã từng tham gia
- Các công việc part time đã từng làm: phát tờ rơi, giao hàng, nhân việc phục vụ,…
5. Kỹ năng
Kỹ năng là nội dung cần thiết để nhà tuyển dụng thấy rõ tiềm lực của bạn. Vì vậy, hãy trình bày đầy đủ cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Nếu chưa xác định được kỹ năng của bản thân thì hãy thử ngay trắc nghiệm tính cách MBTI. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu bảng mô tả công việc để lựa chọn kỹ năng nào là phù hợp với môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp nhất.
Trên tất cả, bạn cần nhớ chỉ đưa vào những kỹ năng phù hợp và phục vụ cho công việc đang ứng tuyển. Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí nhân viên Marketing, những kỹ năng sau là phù hợp:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng phân tích
Tóm lại, việc viết CV phù hợp rất cần thiết, góp phần quyết định đến việc liệu bạn có được làm việc ở vị trí bạn mong muốn hay không. Vì thế, hãy chỉn chu ngay từ những khâu đầu tiên trong việc xin việc, đó là chuẩn bị một CV đẹp, ấn tượng và chuyên nghiệp, đặc biệt với những bạn sinh viên mới ra trường. Hy vọng bài viết này đã cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích về cách viết CV xin việc ấn tượng.
Comments 1