Tư duy ngược là một kỹ thuật giúp bạn giải quyết các vấn đề bằng cách kết hợp giữa việc tư duy và kỹ thuật đảo ngược. Bằng cách kết hợp những thứ này, bạn có thể mở rộng việc sử dụng trí não để rút ra những ý tưởng sáng tạo hơn nữa.
Table of Contents
Vậy ta tư duy ngược như thế nào ?
Để sử dụng kĩ thuật này, bạn phải bắt đầu với một trong hai câu hỏi “ngược”.
Thay vì hỏi “Làm thế nào để tôi giải quyết hoặc ngăn chặn vấn đề này?” thì tôi sẽ hỏi rằng ”Làm thế nào để tôi có thể gây ra vấn đề“.
Thay vì hỏi “Làm thế nào để tôi đạt được những kết quả này?” thì tôi sẽ hỏi rằng “Làm thế nào để tôi không thể đạt được những kết quả này?”
Các bước để tư duy ngược
Bước 1: Xác định rõ vấn đề và thách thức và viết nó xuống
Bước 2: Đảo ngược vấn đề bằng cách hỏi “Làm thế nào để tôi gây ra vấn đề ?” Hoặc “làm thế nào để tôi có thể đạt được những hiệu ứng ngược lại ?”.
Bước 3: Tư duy ngược vấn đề để tạo ra những ý tưởng, giải pháp. Ghi chép tất cả các ý tưởng mà bạn nghĩ đến, không bỏ sót bất kì ý tưởng nào mà não bộ của bạn đề xuất.
Bước 4: Một khi bạn đã tư duy tất cả các ý tưởng để giải quyết các “vấn đề ngược”, bây giờ hãy đảo ngược chúng thành các ý tưởng, giải pháp cho vấn đề và thách thức ban đầu.
Bước 5: Đánh giá những ý tưởng. Chọn ra một giải pháp tiềm năng nhất.
Khi bạn không tìm được giải pháp để giải quyết một vấn đề. Tư duy ngược có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp mà bạn không thể ngờ tới.
Ví dụ về tư duy ngược
Mình sẽ đưa cho bạn một ví dụ để bạn có thể thấy được lợi ích tuyệt vời của việc tư duy ngược.
Bảo Trâm là nhà quản lí của một phòng khám sức khoẻ và cô có nhiệm vụ cả thiện sự hài lòng của bệnh nhân.
Đã có nhiều sáng kiến, ý tưởng được đưa ra trong quá khứ, tuy nhiên nó không mấy hiệu quả và các thành viên trong phòng khám cảm thấy khá chán nản về cuộc họp về chủ đề này.
Vì vậy, cô quyết định sử dụng kĩ thuật tư duy ngược với hi vọng là tìm được ý tưởng, sáng kiến giúp cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân và làm cho buổi họp trở nên thú vị hơn.
Để chuẩn bị cho cuộc họp nhóm, Bảo Trâm suy nghĩ cẩn thận về vấn đề, và viết ra vấn đề cần giải quyết rằng:
Làm thế nào để chúng ta cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân ?
Và rồi, cô đảo ngược vấn đề:
Làm thế nào để chúng ta làm cho bệnh nhân không hài lòng về dịch vụ của chúng ta ?
Tại cuộc họp, mọi người đều được tham gia vào một pha tư duy ngược thú vị. Họ đưa ra rất nhiều các ý tưởng, để giúp cho bệnh nhân không hài lòng về dịch vụ. Bảo Trâm động viên để giúp các nhân viên đưa ra các ý tưởng một cách trôi chảy, liên tục, đảm bảo mọi người không vượt qua sự phán xét về những đề xuất không khả thi nhất.
Dưới đây là một số ý tưởng đảo ngược :
- Mở cửa muộn phòng khám
- Không sử dụng ghế trong phòng chờ
- Thảo luận các vấn đề của bệnh nhân ở nơi công cộng
- Để bênh nhân chờ bên ngoài bãi đậu xe
Sau một hồi đưa ra những ý tưởng, cô đã tổng hợp một danh sách dài các giải pháp “Đảo ngược”. Bây giờ là lúc đảo ngược cái giải pháp đã nêu ở trên, để tìm ra một giải pháp tiềm năng nhất.
- Tất nhiên là chúng ta không để bệnh nhân ở ngoài bãi đậu xe.
- Nhưng vào buổi sáng, thường có những bệnh nhân đợi bên ngoài cho đến giờ mở cửa.
- Vậy tai sao chúng ta không mở cửa phòng khám sớm hơn 10 phút để nó không sảy ra.
- Phải, chúng ta sẽ làm điều đó vào ngày mai. Lúc đấy đã có một vài nhân viên làm việc rồi, nên sẽ không có vấn đề gì
Và như vậy, họ đã có thể tìm được những ý tưởng để giúp nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Phiên thảo luận đảo ngược đã tiết lộ nhiều ý tưởng sáng tạo mà nhóm có thể không phát hiện ra nếu như tư duy theo lối tư duy thông thường.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng cần quay ngược, để tìm ra những giải pháp thú vị hơn, quay ngược để thấy cuộc sống thú vị hơn.
Tuy nhiên để tư duy ngược, chúng ta phải vượt qua những định kiến, chúng ta phải có một bản lĩnh văn hoá, phải có một sức mạnh tinh thần để vượt qua những thói quen đã kìm nén chúng ta.
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.