Ghé 18 Pride Store
  • Login
  • Register
18 Pride
No Result
View All Result
  • START HERE
  • HỌC TẬP HIỆU QUẢ
  • NĂNG SUẤT LÀM VIỆC
  • KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP
  • ĐẠI HỌC
  • VIDEO
  • PODCAST
  • MOOD
18pride
  • START HERE
  • HỌC TẬP HIỆU QUẢ
  • NĂNG SUẤT LÀM VIỆC
  • KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP
  • ĐẠI HỌC
  • VIDEO
  • PODCAST
  • MOOD
18pride
phương-pháp-bút-mực-xanh

Liên hệ từ cách chấm bài học sinh: Ngẫm xem chúng ta có bao nhiêu “dấu gạch xanh” trong cuộc đời.

Nguyên by Nguyên
in Lifestyle
Reading Time: 7 mins read
A A
0
82
SHARES
915
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn sử dụng bút màu gì mỗi khi chấm bài cho học sinh ? Mình cho rằng nó có thể là màu đỏ ? Đã rất nhiều ý kiến trái chiều về việc giáo viên có nên dùng BÚT ĐỎ hay không ? Và sau đây, mình sẽ đưa ra 2 cách tiếp cận để bạn có thể tự đánh giá.

Table of Contents

  • Cách tiếp cận cũ
  • Cách tiếp cận mới
  • Sự khác biệt trong cách tiếp cận
    • Có thể bạn sẽ thích
    • Làm thế nào để sinh viên tránh được hội chứng Burnout
    • Bí mật về cách nghe nhạc tăng tập trung hiệu quả
    • Một bài tập đơn giản để biết được những kỹ năng nào bạn nên học 
  • 3 lợi ích của phương pháp cây bút xanh
  • Ngẫm lại xem, chúng ta có bao nhiêu dấu gạch xanh trong cuốn sổ dày cộp của cuộc đời mình

Cách tiếp cận cũ

Khi chúng ta đi học và được giáo viên giao bài tập về nhà, chúng ta sẽ nhận được gì từ giáo viên? Một cuốn sách lỗi được đánh dấu bằng BÚT ĐỎ. Giáo viên gạch chân hoặc gạch bỏ đi những chỗ sai. Kết quả là tất cả những sai lầm của chúng ta đều trở nên rất dễ nhìn thấy bởi vì chúng toàn là màu đỏ. Mọi thứ chúng ta làm tốt không có bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào, nó bị mất hút trong “biển đỏ thất bại” này.

Cách tiếp cận mới

Thay vì sử dụng BÚT ĐỎ để làm nổi bật lên các lỗi của học sinh. Tại sao những giáo viên không sử BÚT XANH để làm nổi bật các phần của nhiệm vụ đã thực hiện tốt hoặc khoanh tròn vào các nhiệm vụ đã hoàn thành chính xác của học sinh, nơi mà không có BÚT ĐỎ cho những sai sót.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận

Trong trường hợp đầu tiên, các giáo viên tập trung vào các lỗi.

Đa phần học sinh sẽ nhớ những gì được viết sai. Chúng sẽ không nhìn thấy các nhiệm vụ được viết hoàn hảo đằng sau những dấu gạch dưới màu đỏ này.

Vì thế, dù muốn hay không, nhưng trong trường hợp này, chỉ còn lại những sai lầm trong tiềm thức của học sinh. Thói quen “chỉ ra cái xấu” đã cố định trong tiềm thức của học sinh và tồn tại với chúng suốt đời. Đây là nguyên nhân thường xuyên nhất của sự không hài lòng trong cuộc sống.

Có thể bạn sẽ thích

Làm thế nào để sinh viên tránh được hội chứng Burnout

Bí mật về cách nghe nhạc tăng tập trung hiệu quả

Một bài tập đơn giản để biết được những kỹ năng nào bạn nên học 

Trong trường hợp thứ 2, các giáo viên tập trung vào các nhiệm vụ chính xác, được thực hiện thành công. Thay vì gạch đi chi chít những lỗi sai của học sinh trong những bài tập, hãy cố gắng chỉ cho chúng biết chúng đang làm tốt nhất ở cái gì, tại sao và như thế nào.

Học sinh có những cảm xúc khác nhau, nhận thức khác nhau và tiềm thức của chúng sẽ tìm cách tái tạo những gì đã hoàn hảo.

Phương pháp cây bút xanh là một phương pháp được giới thiệu bởi Tatyana Ivanko – một nhà tâm lý học trẻ em.

3 lợi ích của phương pháp cây bút xanh

Lợi ích 1: Nó thúc đẩy các thói quen tích cực. Học sinh sẽ bắt đầu liên kết các nhận xét xanh với một lời khen ngợi và chúng sẽ muốn có nhiều hơn các nhận xét xanh nữa.

Lợi ích 2: Nó làm tăng mức độ tự tin. Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẽ suy nghĩ tích cực hơn về thành tích của mình.

Lợi ích 3: Nó khuyến khích tự đánh giá. Bằng cách gạch chân các ý đúng bằng mày xanh lá cây, bạn sẽ tự động chỉ vào các ví dụ mẫu. Điều này có thể được sử dụng như một điểm khởi đầu để phân biệt và thách thức học sinh sửa chữa những sai lầm bằng cách xem những chỗ đã làm tốt được gạch dưới bằng bút mực xanh. Khi sử dụng bút đỏ, không có sự rõ ràng nào liên quan đến việc tìm kiếm những cái chúng làm tốt ở đâu.

Tất nhiên, bạn cũng có thể đề cập đến những sai lầm và cách sửa chúng để cải thiện kỹ năng của học sinh, nhưng hãy làm điều đó sau. Khi mối quan hệ tích cực được thiết lập giữa bạn và học sinh. Xây dựng phản hồi của bạn về những cảm xúc tích cực và những tấm gương tốt sẽ tăng cơ hội đạt được những thành tựu lâu dài.

Ngẫm lại xem, chúng ta có bao nhiêu dấu gạch xanh trong cuốn sổ dày cộp của cuộc đời mình

Nếu đã đọc tới đây, hãy thử một lần ngẫm lại xem chính bạn đã có bao nhiêu dấu gạch xanh trong cuốn sổ dày cộp của cuộc đời mình. Mình cá là có nhiều người trong số chúng ta, mực đỏ có vẻ lấn át mực xanh. Trải qua 21 năm trong cuộc đời, mình cũng từng có những lần điểm kém, nhận những lời phê bình từ giáo viên… Nhiều người thì tiếp tục nhận về những lời mắng mỏ, chê bai, thậm chí khinh miệt từ những người thân thân thiết nhất. Toàn những vết mực đỏ không thể xoá nhoà. Ngã thì chỉ nghĩ tới cái chân đau. Đâm xe thì chỉ nghĩ về những vết xước. Nướng vài chiếc bánh thì chỉ nghĩ tới mẻ bánh bị cháy. Mệt mỏi quá thì chút giận lên những người xung quanh. Có những người chỉ lăm le nhìn vào điểm yếu và sai lầm của người khác để hả hê. Còn chính ta nhìn thấy mình chỉ là học sinh chậm tiến, người bạn tệ hại, người đồng nghiệp bất cẩn. Xung quanh không có người cho phép chúng ta đúng. Bản thân mình cũng tự trách mình đã sai quá nhiều.

Cuộc sống là một trò chơi. Nhưng nó rất thực và cũng đòi hỏi một sự trung thực công bằng. Chúng ta đã từng đối xử hết lòng với bạn bè. Chúng ta cũng rất tận tuỵ trong công việc. Chúng ta yêu thương cha mẹ mà muốn mang tới những điều tốt đẹp nhất cho họ. Mẻ bánh đấy hầu như hoàn hảo, từ lớp vỏ giòn tới phần nhân tròn vị. Ai mà không có sai lầm? Đâu thể cứ nghĩ và sống mãi với sai lầm đó ?

Đúng là quy tắc bút mực xanh rất cần thiết với học sinh, nhưng đừng quên áp dụng cho chính bản thân mình.

Hãy hành động để thay đổi chính mình. Hãy dùng một chiếc bút xanh để bắt đầu tích chọn những điều tốt đẹp, vui vẻ, tích cực mà bạn đã làm được.

Hãy bắt đầu với bạn trước, rồi học sinh của bạn sẽ hình thành trạng thái này, theo cách mà bạn đã đối xử với chính bản thân mình vậy.

Mình là Nguyên và hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Tags: MindsetTư duy
Nguyên

Nguyên

I do stuff here
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

hội chứng burnout

Làm thế nào để sinh viên tránh được hội chứng Burnout

Có bao giờ bạn cảm thấy: Chẳng còn sức lực để làm bất kỳ việc gì.Làm nhiều việc nhưng kết...

cách nghe nhạc tập trung hiệu quả-24

Bí mật về cách nghe nhạc tăng tập trung hiệu quả

Bạn có thể áp dụng một kỹ thuật có tên RAM (Relaxation - Active learning - Memory consolidation) của Ryan...

kỹ năng nên học trên đại học-23

Một bài tập đơn giản để biết được những kỹ năng nào bạn nên học 

Để tìm ra được kỹ năng nào bạn nên học, hãy dành ra vài phút để làm bài tập này. ...

Khi bạn đang còn trẻ, đừng hồi tiếc thanh xuân

Khi bạn đang còn trẻ, đừng hồi tiếc thanh xuân

Thanh xuân của bạn, bạn chỉ có thể tự mình trải qua, những con đường quanh co trong cuộc đời...

Kỹ năng ghi chú hiệu quả mà mọi sinh viên đại học cần phải có

“Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện”

Từ câu nói: “Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện”, tập podcast bàn về tư duy tiếp...

Load More
Next Post
Sơ-đồ-sóng-não-con-người

Cách xác định và tận dụng "giờ cao điểm" của bản thân

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18 Pride

Đơn vị quản lý vận hành: Công ty TNHH 18 Pride
Địa chỉ ĐKKD: C3 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0375 26 01 00
Email: hi.eplanner@gmail.com


© 18 Pride. All Rights Reserved. Privacy Policy

No Result
View All Result
  • Chính sách điều khoản
  • Demo
  • Ghi chú hiệu quả
  • HỌC ĐẠI HỌC
  • Home
  • KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP
  • LIFESTYLE
  • NĂNG SUẤT LÀM VIỆC
  • PODCAST
  • START HERE
  • Thành viên
  • VIDEO

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
OR

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
-
00:00
00:00

Queue

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00