Có bao giờ bạn cảm thấy:
- Chẳng còn sức lực để làm bất kỳ việc gì.
- Làm nhiều việc nhưng kết quả chẳng bao nhiêu.
- Kết thúc công việc với một tiếng thở dài.
- Luôn khó chịu với mọi thứ.
- Hay mang việc về nhà, thậm chí là lên giường sắp đi ngủ vẫn phải làm việc trên laptop.
- Hay nhận thêm một cách vô tội vạ và ưu tiên làm những công việc của người khác, còn việc của mình nhìn lại vẫn chất đống.
- Không quan tâm, để ý đến những sở thích, niềm vui của bản thân.
- Hay cáu gắt với người xung quanh bởi vì quá áp lực, căng thẳng.
Ở thời đại này có rất nhiều áp lực xã hội đè lên người trẻ, chúng ta luôn đối mặt với mối lo công việc, mối suy tư cuộc sống, và cả kỳ vọng của gia đình. Có rất nhiều áp lực khiến mình bắt đầu thể hiện ra cho những người khác thấy.
Nhưng không có ai dạy cho mình bắt đầu nhìn vào bên trong để hiểu bản thân mình thật sự muốn gì, để hiểu nỗ lực cũng phải nỗ lực đúng, đừng đốt cháy sạch những gì mình có.
Vậy nguyên nhân là gì? Có thể là bạn đã mắc phải hội chứng Burnout rồi đấy!
Việc luôn phải chịu nhiều áp lực trong công việc và cả cuộc sống vô tình đã đẩy chúng ta, đặc biệt là người trẻ rơi vào hội chứng Burnout. Hội chứng Burnout đang dần huỷ hoại cuộc sống chúng ta trong thầm lặng. Vậy Burnout là gì, dấu hiệu của hội chứng Burnout là gì, có cách nào để phòng trừ hội chứng burnout hay không? Cùng theo dõi bài viết của chúng mình để biết được những thông tin liên quan đến hội chứng burnout các bạn nhé!

Table of Contents
Hội chứng Burnout là gì?
Vào những năm 1970, nhà tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberge đã đưa ra khái niệm “burnout” (cháy sạch) để giải thích cho một thực tế rằng: “để đạt được những thành tựu to lớn, chúng ta thường phải bỏ ra những cái giá đắt tương đương”.
Cho đến năm 1999, ông đã định nghĩa lại rằng “burnout” là tình trạng không còn động lực để tiếp tục cố gắng, đặc biệt là khi những cố gắng trong quá khứ đã không đem lại kết quả như mong muốn.
Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011, “burnout” đã được sử dụng để giải thích cho những biểu hiện căng thẳng và áp lực trong công việc, nó là một vấn đề thuộc về sức khỏe tinh thần, thế nhưng đi kèm theo đó có thể là những bệnh lý về thể chất của con người.
Có thể nói rẳng, Burnout là tình trạng kiệt sức về cảm xúc, thể chất, tinh thần do căng thẳng quá mức và kéo dài. Hội chứng Burnout chẳng chừa một ai, bất kể bạn là nội trợ, quản lý, giáo viên, kĩ sư hay bác sĩ…. Khi bị kiệt sức, hiệu suất làm việc giảm và nỗi sợ thất bại tăng lên. Họ bị choáng ngợp và bị chôn vùi dưới vô số kỳ vọng từ người khác. Không còn có thể đáp ứng nhu cầu của riêng mình, họ cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt vô cùng.
Dấu hiệu của hội chứng Burnout
Như ở trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Burnout là gì, khái niệm Burnout là gì qua từng năm khác nhau. Vậy dấu hiệu của “hội chứng cháy sạch” – Burnout là gì? Nếu bạn không chắc mình có đang phải đối mặt với tình trạng kiệt sức hay không thì dưới đây là một số dấu hiệu của hội chứng Burnout mà chúng mình tổng hợp cho các bạn:
Về mặt cảm xúc
- Hay có cảm giác thất bại, thua cuộc và nghi ngờ bản thân.
- Luôn khó chịu với mọi thứ
- Cảm thấy cô độc, cả thế giới đang chống lại mình
- Mất động lực
- Ngày càng hoài nghi và có những suy nghĩ tiêu cực
- Giảm sự hài lòng và cảm giác hoàn thành công việc.
Về mặt hành vi
- Trốn tránh trách nhiệm, thờ ơ với bản thân
- Cô lập bản thân khỏi người khác.
- Chần chừ, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc,
- Sử dụng thuốc, rượu hoặc đồ ăn để đối phó.
- Trút sự thất bại của mình lên người khác.
- Nhảy việc hoặc đi muộn về sớm.
- Hay mang việc về nhà
- Hay nhận thêm một cách vô tội vạ và ưu tiên làm những công việc của người khác, còn việc của mình nhìn lại vẫn chất đống.
Nguyên nhân làm chúng ta kiệt sức
Sự kiệt sức thường bắt nguồn từ công việc của bạn. Bất cứ ai cảm thấy làm việc quá sức và bị đánh giá thấp đều có nguy cơ bị kiệt sức. Từ nhân viên văn phòng chăm chỉ cho đến bà nội trợ ở nhà chăm sóc cha mẹ, con cái.

Nhưng kiệt sức không chỉ do công việc căng thẳng hoặc quá nhiều trách nhiệm. Các yếu tố khác góp phần vào burnout, bao gồm lối sống và đặc điểm tính cách của bạn. Trong thực tế, những gì bạn làm và cách bạn nhìn thế giới có thể đóng vai trò lớn trong việc gây ra căng thẳng quá mức.
Kiệt sức từ công việc
- Cảm giác có ít hoặc không kiểm soát được khối lượng công việc.
- Thiếu sự công nhận từ cấp trên
- Kỳ vọng công việc quá lớn.
- Công việc tẻ nhạt, đơn điệu, không có tính thử thách.
- Làm việc trong môi trường áp lực cao
Kiệt sức do lối sống
- Không có đủ thời gian để gặp gỡ bạn bè hoặc thư giãn
- Thiếu các mối quan hệ gần gũi, nâng đỡ
- Nhận quá nhiều trách nhiệm
- Thiếu ngủ
Kiệt sức do tính cách
- Là người có tính cầu toàn, không có gì là đủ tốt
- Cái nhìn bi quan về bản thân và thế giới
- Đặt mục tiêu cao
Phải làm gì khi bản thân đang mắc phải hội chứng Burnout
Hội chứng burnout sẽ không tự biến mất, ngược lại nó sẽ ngày một tệ hơn nếu bạn lờ nó đi. Vì thế, nếu phát hiện ra mình đang rơi vào trạng thái burnout, điều bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra.
Tuỳ theo tác nhân mà bạn sẽ cần những phương pháp hồi phục khác nhau. Một số phương pháp sẽ hữu hiệu với bạn, một số lại không, nên tốt nhất là bạn có thể phối hợp và cân bằng chúng với nhau. Đồng thời đừng ngại thử phương pháp mới nếu thấy phương pháp hiện tại không mấy hiệu quả.
Cần lưu ý rằng hồi phục khỏi burnout là một quá trình dài. Đừng quá nôn nóng hay gấp rút, điều đó chỉ khiến bạn căng thẳng thêm. Điều bạn cần lúc này là thời gian và không gian để chậm rãi hồi phục dần.
Tìm cho mình khoảng không gian riêng và thực sự nghỉ ngơi
Hãy tạm gác những công việc đang làm sang một bên. Bạn có thể xin nghỉ vài ngày để đi du lịch, hoặc đơn giản hơn là tạm ngưng sử dụng mạng xã hội trong một vài ngày cuối tuần, nghỉ ngơi cùng gia đình, hoặc dành thời gian cho bản thân như đi spa, ăn uống lành mạnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số kỹ thuật trong khoảng thời gian riêng của mình để giúp bạn có một tinh thân thoả mái hơn
- Sử dụng kỹ thật thở tập trung: Điều này giúp bạn bình tĩnh và có thể tác động và hệ thần kinh phó giao cảm để giúp giảm hoặc kiểm soát căng thẳng.
- Nghỉ việc thường xuyên và ngắn hạn: Cách tốt nhất là bạn nên nghỉ giải lao 5 phút sau mỗi 20 phút ở bàn làm việc hoặc cho một nhiệm vụ duy nhất. Sử dụng thời gian nghỉ ngơi để nạp năng lượng, ngắt kết nối với công việc và thực hiện các bài tập để bảo vệ bản thân khỏi tình trạng kiệt sức.
- Sử dụng phương pháp Pomodoro trong học tập và làm việc.
Xây dựng những thói quen lành mạnh này không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hãy dành thời gian cho bản thân – thậm chí chỉ vài phút mỗi ngày.
Sắp xếp lại công việc của mình
Bản chất của quản lý thời gian là quản lý sự ưu tiên. Cụ thể hơn, đó là ước lượng thời gian cho công việc, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với định hướng của bản thân. Một số công cụ phổ biến có thể hỗ trợ bạn trong việc quản lý thời gian như kỹ thuật Pomodoro, sử dụng các app hỗ trợ như Forest, Notion và Google Calendar…
Ngoài ra việc bạn lập một lịch trình làm việc cụ thể cũng là cách quản lý thời gian, hạn chế tình trạng kiệt sức hiệu quả. Nhờ việc sắp xếp, quản lý thời gian một cách khoa học, bạn sẽ hạn chế lãng phí thời gian vào những việc vặt vãnh hoặc vô ích như lướt mạng xã hội, nói chuyện phiếm… Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình làm việc mà mình đưa ra. Kỷ luật bản thân luôn là việc cần thiết để quản lý tốt mọi thứ khi công việc quá tải.
Yêu cầu sự giúp đỡ khi công việc quá tải
Ôm đồm quá nhiều việc không phải là một chiến lược làm việc lâu dài. Thay vào đó, bạn nên đặt ra giới hạn ngay từ đầu, tốt nhất là khi vừa bắt đầu công việc. Ba yếu tố bạn cần lưu ý khi đặt giới hạn công việc cho bản thân đó là: tổng thời gian làm việc của bạn, trong tình huống hoặc với điều kiện nào thì bạn sẽ làm thêm giờ, và mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp, chẳng hạn như bạn sẽ đưa số điện thoại để liên lạc khẩn cấp cho ai.
Học cách từ chối cũng là một điều thiết yếu giúp bạn cân bằng công việc của mình. Khi đã có sẵn quá nhiều việc và được đề nghị thêm công việc mới, đừng vội đồng ý ngay mà hãy ước lượng xem thời gian bạn cần để hoàn thành. Nếu cảm thấy không thể cáng đáng thêm nữa, hãy mạnh dạn nói ra và giải thích rõ nguyên nhân.
Chẳng hạn, “cuối tuần này tôi cần tập trung cho xong công việc X để kịp xong vào đầu tuần sau, xin lỗi vì không thể giúp được”, hoặc “Tôi có thể nhận công việc X, nhưng như vậy thì công việc Y và Z đang làm sẽ bị hoãn. Hay là chúng ta bàn lại xem việc nào cần ưu tiên hơn, và tôi sẽ dành thời gian cho việc đó trước”.
Kết luận
Hội chứng Burnout hủy hoại cuộc sống chúng ta trong thầm lặng. Không có niềm vui, không có động lực khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt. Nhận ra trạng thái kiệt sức không phải là vấn đề quá khó. Làm mới bản thân, dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và tìm hiểu chính mình. Tìm ra được cách để khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, được vui vẻ là thông điệp của bài viết. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.