Cuộc sống sinh viên xa nhà có gì? Đây có lẽ là điều mà sinh viên nào khi sắp phải rời xa bố mẹ đến một nơi khác để học tập và sinh sống cũng muốn biết. Có thể bạn là một trong những người có cuộc sống xa nhà từ bé, cũng có thể chưa từng sống xa nhà. Còn mình, suốt 18 năm ròng, mình chưa từng sống một mình.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tốt nghiệp THPT và nhận ra rằng mình phải học xa? Bạn sẽ thế nào khi bạn nhận ra ngày mai bạn bạn phải rời xa bố mẹ, người thân để lên thành phố?
Từ một học sinh THPT bước chân vào giảng đường Đại học, không ít bạn rất bỡ ngỡ và lo lắng, đặc biệt các bạn sống xa nhà lại càng vất vả hơn nhiều. Cuộc sống sinh viên sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới với cuộc sống tự lập, tự khám phá bản thân, chuẩn bị những nền tảng kiến thức và kỹ năng sống cho tương lai.
Trên đây là một số điều mà mình nghĩ nó sẽ diễn ra trong cuộc sống sinh viên xa nhà.
Table of Contents
1. Nỗi nhớ nhà
Trong cuộc sống sinh viên xa nhà đây là lần đầu tiên các bạn sống xa gia đình trong một khoảng thời gian dài. Bởi vậy nỗi nhớ nhà có thể là chướng ngại vật đầu tiên mà sinh viên cần vượt qua. Có những lúc bạn sẽ bất chợt nhớ những món ăn mẹ nấu, nhớ những món đặc sản ở quê.
Những lúc mệt mỏi, áp lực chỉ muốn có bố mẹ ở bên trò chuyện tâm sự nhưng lại không được, luôn phải đếm đong từng kỳ nghỉ lễ để sắp xếp về quê với gia đình. Những cuộc nói chuyện video qua điện thoại thật không đủ.
2. Sống tự giác
Cuộc sống sinh viên xa nhà tự do, tự lập mà bạn khao khát bước vào hóa ra không hề dễ dàng. Bạn phải tự túc làm mọi thứ từ việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp phòng, thậm chí là thức dậy mỗi buổi sáng để đi học.
Hồi ở nhà, cứ đi học về là có cơm ngon canh ngọt chờ sẵn. Thế nhưng khi sống xa nhà mỗi lần tan học về lại phải đau đầu suy nghĩ xem nay ăn gì? Đôi khi thấy khó khăn quá thì úp bát mì tôm hay mua tạm cái bánh mì về phòng ăn cho nhanh.
3.Quản lí chi tiêu

Cuộc sống sinh viên xa nhà lần đầu tự cầm tiền, tự cân đo đong đếm chi tiêu trong tháng. Có những bạn khi được cầm nhiều tiền như thế thì cứ mua đại, thích gì mua nấy không tính toán gì hết vậy nên không ít bạn phải chịu cảnh đầu tháng “ăn xả láng”, cuối tháng thì mì tôm cũng không có để ăn.
Một số cách giúp chi tiêu trong cuộc sống sinh viên xa nhà của bạn dễ dàng hơn:
- Lên kế hoạch cho những chi tiêu hàng ngày/ tuần/ tháng.
- Luôn dành một khoản tiền dự phòng trong tháng
- Hạn chế chi tiêu tùy hứng
- Tự nấu ăn thay vì mua đồ ăn sẵn,…
- Sử dụng app quản lý chi tiêu
- Học hỏi kinh nghiệm chi tiêu từ bạn bè, anh chị,…
Bạn có thể tham khảo thêm các mẹo tiết kiệm chi tiêu ở đây.
4. Quản lí thời gian
Cuộc sống sinh viên xa nhà không có bố mẹ quản lí, sống tự do nên việc vui chơi, tham gia các hoạt động mà không biết sắp xếp thời gian hợp lí dẫn đến việc ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe.
Vậy nên, hãy sắp xếp thời gian phù hợp cho những hoạt động trường, lớp và cá nhân. Quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được giữa việc học và những sinh hoạt cá nhân, hoạt động ngoại khóa. Hãy lấy giấy lập thời gian biểu cho từng hoạt động trong ngày của mình, ưu tiên làm những việc quan trọng trước và tránh ôm đồm quá nhiều thứ một lúc.
5. Có những mối quan hệ mới
Một trong những phần thú vị nhất của đại học và cuộc sống sinh viên xa nhà là cơ hội gặp gỡ và tương tác với những người mới mỗi ngày. Cho dù là người bạn mới quen cùng phòng, bạn cùng lớp hay trong một câu lạc bộ nào đó bạn tham gia, hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp hiệu quả và rõ ràng nhất có thể. Cuộc sống thanh xuân vườn trường của bạn vui vẻ và ý nghĩa hơn nhiều khi có những bạn bè tốt bên cạnh.

Bạn sẽ tự lập hơn, sẽ cứng cáp hơn, sẽ mạnh mẽ hơn. Vì chẳng ai ngoài bạn có thể bảo vệ và mang lại hạnh phúc cho bạn cả.
Vì mình còn trẻ, nên mình được phép thử, được phép sai và được phép thất bại, vậy nên cả mình và bạn, đừng sợ gì cả mà hãy tận hưởng và sống một cuộc sống sinh viên mà sau này nhìn lại, chúng ta không phải hối tiếc một điều gì cả nhé!
6. Biết trân quý đồng tiền
Làm thêm là điều mà bạn nên làm ở đại học vì nó vừa mang lại thu nhập vừa giúp bạn có thêm kĩ năng, kinh nghiệm bổ ích. Những công việc làm thêm tuy có phần vất vả nhưng cảm giác khi nhận những đồng lương do chính mình làm ra sẽ giúp bạn hiểu được giá trị của đồng tiền, hiểu được sự vất vả của bố mẹ khi kiếm từng đồng cho bản thân ăn học để từ đó biết suy tính kỹ càng, sử dụng đồng tiền hợp lí hơn và không phung phí vô ích.