Câu chuyện có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các bạn sinh viên hiện nay.
Hầu hết các bạn sinh viên cũng đã từng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Bởi đi làm thêm lúc đó đối với nhiều bạn sinh viên không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người quan điểm về việc sinh viên đại học có nên đi làm thêm hay không.

Table of Contents
Sinh viên được gì khi đi làm thêm?
Có thêm thu nhập, kỹ năng giao tiếp
Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống như là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo và nhạy bén hơn trong việc giao tiếp. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng các mối quan hệ cho mình.
Ngày càng hoàn thiện mình hơn
Môi trường làm thêm giúp bạn nhận thức được chính mình để thay đổi và hoàn thiện hơn. Thông qua những thiếu sót của bản thân, bạn sẽ biết cách để khắc phục và chế ngự được nó.
Ngoài ra, nếu có cơ hội làm những công việc liên quan đến ngành học trong trường Đại học, bạn sẽ có khả năng tiếp thu và hiện thực hoá những nghiệp vụ cơ bản từ rất sớm, điều mà tới tận khi đi thực tập vào năm cuối mới có cơ hội tiếp cận. Điều này giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh và cũng được coi là một lợi thế trong môi trường lao động đầy năng động hiện tại.
Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Khi biết đi làm thêm và bắt đầu sống tự lập bạn sẽ thấy rằng 18 năm qua bạn đã sống phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều để rồi bây giờ bạn mới phát hiện ra chả có gì mình không làm được, chỉ là mình không làm thôi.
Bạn có thể bị sếp chửi sấp mặt vì làm vỡ cái này, méo cái kia trong lúc làm việc. Nhưng mình chắc chắn rằng sau một ngàn lần thử việc bạn cũng sẽ tìm được việc mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân mình. Chính các công việc làm thêm ấy sẽ giúp bạn tìm ra điểm yếu để sửa chữa, điểm mạnh để phát huy hết mình.
Biết cách trân trọng đồng tiền

Quan trọng hơn là bạn đã rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn. Và đặc biệt đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền, biết cách tiêu sài hợp lí đồng tiền do chính công sức mình làm ra mà không phung phí vào những thứ không cần thiết.
Sinh viên mất gì khi đi làm thêm?
Quãng thời gian sinh viên là quãng thời gian dùng để tích lũy kiến thức. Vì vậy, nếu bạn có đủ thời gian và tiềm lực kinh tế, bạn nên đi làm thêm những công việc liên quan đến ngành nghề mà mình đang học. Khi đó vừa giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục tiêu của bạn đến nhanh hơn.
Việc đi làm thêm khiến sinh viên dễ bị “cuốn”
Điều này hoàn toàn chính xác bởi bạn sẽ trải qua cảm giác sở hữu tiền thậm chí là nhiều tiền trong tay, được thoải mái cho những ước muốn và nhu cầu cá nhân của mình. Điều này đã khiến cho động lực kiếm tiền nhiều hơn của bạn thôi thúc bạn một cách mạnh mẽ và rồi bạn quyết định bỏ bê việc học trên trường để có thể đi làm thêm.
Làm thêm khiến sinh viên bị “đuối”

Khi đi làm chắc chắn là bạn sẽ phải bỏ công bỏ sức, tâm huyết của mình vào đó. Nghĩa là khi bạn lao lực đủ lớn, vượt quá giới hạn của bản thân trong một khoảng thời gian sẽ phát sinh trường hợp bị “đuối”. Ngoài ra, khi bạn vừa đi làm vừa đi học và luôn phải cố gắng cân bằng giữa 2 việc bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi khiến cho cơ thể dần sẽ trở nên mệt mỏi hơn.
Những điều nên nhớ khi sinh viên đi làm thêm
Xác định chỉ làm thêm khi bạn thực sự dành thời gian cho nó
Nếu thời gian rảnh của bạn không quá nhiều thì việc làm thêm là không hợp lý. Bởi sẽ không một tổ chức nào nhận nhân viên chỉ làm việc quá ngắn hạn cả.
Lựa chọn việc làm thêm phù hợp với quỹ thời gian bản thân có
Điều này vừa có thể giúp bạn quản lý được thời gian của mình, vừa giúp bạn cân đối được việc học và làm một cách có hiệu quả nhất.
Hãy ghi nhớ rằng, mục tiêu của bạn khi là sinh viên là học tập chứ không phải để kiếm tiền
Đây chỉ là công việc làm thêm, vì thế việc làm thêm sẽ không phải là mục tiêu chính mà bạn hướng đến. Điều bạn cần quan tâm và hoàn thành một cách xuất sắc chính là việc học tập khi ngồi trên giảng đường đại học.
Hãy lựa chọn việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành bạn theo đuổi
Việc làm thêm sẽ có ích hơn rất nhiều khi đó là việc làm có lợi cho chuyên ngành của bạn.
Sinh viên năm thứ nhất không nên đi làm thêm. Bạn chỉ nên đi làm thêm khi đã làm chủ được bản thân. Phải sắp xếp được thời gian hợp lý trong kỳ nghỉ hè cũng như trong năm học thì hãy đi làm thêm.
Nhiều bạn đi làm thêm chỉ vì mục đích kiếm tiền. Điều đó không sai nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện. Với những bạn gia đình khó khăn thì hãy cân nhắc thật kỹ để chọn lựa công việc làm thêm phù hợp và dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy cố gắng đặt yếu tố kinh nghiệm lên trên vấn đề tiền bạc.
TS. Lê Thẩm Dương khuyên các bạn sinh viên:”đối với các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo”
Nhìn chung lại thì việc đi làm khi là sinh viên vừa có những ưu điểm vượt trội nhưng lại có những hạn chế mà khó có thể chối cãi được. Vậy, suy cho cùng thì sinh viên có nên đi làm thêm không?
Câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, nếu như có thể thì bạn nên đi làm thêm khi còn là sinh viên. Bởi thời điểm này thực sự thích hợp để bạn mở rộng thế giới quan, tri thức và bồi dưỡng các kỹ năng cho mình. Đây sẽ là hành trang quý báu khi bạn ra trường và bước chân vào “cuộc đời”.
Comments 1