Hey, có phải bạn đang học theo kiểu này: Đọc đi đọc lại kiến thức nhiều lần, highlight những ghi chú… Những cách học kiểu này đã ăn sâu vào tâm chí của bạn trong nhiều năm liền. Các phương pháp trên là những cách học tương đối thấp xét về hiệu quả lâu dài.
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, mình đã học đúng cách chưa, tại sao những cách làm kia không giúp mình nhớ kiến thức một cách lâu dài. Hôm nay, mình ở đây để chỉ cho bạn những chiến thuật và những kĩ thuật giúp nâng cao hiệu quả cho việc học tập của bạn.
Table of Contents
1. Kĩ thuật Protege Aka
Kĩ thuật đầu tiên mà mình giới thiệu đến bạn đó chính là kĩ thuật PROTEGE AKA. Nội dung của kĩ thuật này xoay quanh việc:
Hãy dạy những thứ bạn học được cho một người khác đang quan tâm đến cùng một chủ đề với bạn
Kỹ thuật Proteke Aka
Khi bạn đang dạy cho một ai đó, thì khi đó bạn phải học tập chăm chỉ hơn để có thể hiểu tư liệu, hiểu những kiến thức liên quan đến phần đó và từ đó bạn sẽ ghi nhớ một cách chính xác và áp dụng chúng hiệu quả hơn rất nhiều.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 đã chỉ ra rằng: Những học sinh dạy những kiến thức mình học được cho những học sinh khác có điểm số cao hơn những học sinh chỉ học cho riêng bản thân họ.
Vì thế khi học tập, hãy học theo nhóm. Khi đó chúng ta sẽ có cơ hội để dạy lại những kiến thức mình học được cho người khác và ngược lại. Có một thực tế sai lầm rằng, có một số học sinh luôn luôn “học cho mình”. Họ không muốn chia sẻ những kiến thức mình học được cho người khác, và thực tế là những kiến thức họ có sẽ là kiến thức ngắn hạn và họ sẽ rất nhanh quên đi kiến thức mình học được.
Bằng việc áp dụng kĩ thuật Protege Aka, bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn những gì bạn học được và hiểu chúng một cách sâu sắc.
2. Kĩ thuật FEYNMAN
Đây là phương pháp được nhà nhà vật lí Feynman từng đoạt giải Nobel năm 1965 chia sẻ nhằm giúp mọi người làm mọi thứ nhanh và sâu hơn. Kĩ thuật ép bạn phải giải cấu trúc và sau đó tái cấu trúc ý tưởng. Kĩ thuật này bao gồm 4 bước chính.

Bước 1: Đầu tiên hãy chọn một chủ đề mà bạn muốn biết và bắt đầu nghiên cứu nó. Hãy viết tên vấn đề mà bạn muốn học lên trên cùng của 1 tờ giấy trắng.
Bước 2: Liệt kê những gì bạn biết về chủ đề này như thể bạn đang dạy cho một đứa trẻ hiểu được các khái niệm và những mối liên hệ cơ bản của chủ đề. Lí tưởng hơn, bạn có thể vừa viết vừa nói giống như giáo viên giảng bài trên bục giảng. Phần lớn mọi người thường có xu hướng sử dụng những thuật ngữ phức tạp để che giấu đi sự thiếu hiểu biết tường tận về một vấn đề. Khi bạn thể hiện rõ ràng và chi tiết một vấn đề nào đó với ngôn ngữ đơn giản để một đứa trẻ cũng có thể hiểu được, bạn tự khiến mình hiểu được những khái niệm ấy ở mức độ sâu hơn và đơn giản hoá những mối liên hệ giữa các ý tưởng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thể hiện chi tiết chủ đề, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã biết chính xác những những gì mình cần tìm hiểu thêm. Đây chính là cơ hội để bạn học hỏi nhiều hơn những điều mới lạ.
Bước 3: Xem xét xem bạn đã bỏ lỡ điều gì và học lại. Trong khi liệt kê các khái niệm và các mối liên hệ chủ để bạn muốn tìm hiểu, bạn chắc chắn đã gặp trở ngại là lỗ hổng kiến thức. Bạn có thể quên những chi tiết quan trọng hay hay chưa đủ khả năng để giải thích một vấn đề. Đây là phản hồi quan trọng cho thấy bạn đã tìm ra giới hạn trong kiến thức của mình. Hãy kiểm tra lại những điểm hạn chế của mình và bắt đầu quá trình học tập mới , tìm hiểu chi tiết cho đến khi bạn thực sự giải đáp được vấn đề theo ngôn ngữ đơn giản nhất.
Bước 4: Ôn tập lại mọi thứ và cố gắng đơn giản hoá. Khi đã có phần ghi chép về các khái niềm và các mối liên hệ liên quan đến chủ đề muốn tìm hiểu, hãy ôn tập lại và đảm bảo mọi thứ được thể hiện dưới ngôn ngữ đơn giản nhất. Sau đó hãy sắp xếp phần ghi chép thành một câu chuyện đơn giản nhưng có logic. Nếu phần giải thích cho các vấn đề còn phức tạp, điều này đồng nghĩa với việc khả năng hiểu biết về vấn đề đó của bạn cần được củng cố lại.
Sau khi chắc chắn về sự hiểu biết đối với chủ đề, hãy áp dụng kĩ thuật 1, đó chính là dạy lại, trao đổi với người khác. Điều này sẽ giúp bạn kiểm chứng xem mình đã thực sự hiểu vấn đề đó hay chưa và ghi nhớ kiến thức lâu hơn .
3. Kĩ thuật Zeigarnik
Đây là phương pháp tâm lí học có tên là Zeigarnik Effect, được gọi theo tên của nhà tâm lí học người Nga, Bluma Zeigarnik. Nội dung của kĩ thuật này chính là :
Bạn nhớ những nội dung chưa được hoàn thành hoặc bị gián đoạn hơn là những thứ bạn đã hoàn thành.
Bluma Zeigarnik
Tại sao vậy ?
Khi chúng ta bắt đầu một bài tập và bị gián đoạn , nó tạo ra một sự căng thẳng cụ thể có thể cải thiện chức năng nhận thức. Vì thế nếu bạn đi ra khỏi bàn học khi bạn đang học , bạn sẽ cảm thấy có một chút áp lực rằng “Tôi cần kết thúc công việc ôn tập chương đó” ,“Tôi vẫn chưa làm xong bài tập tiếp theo”. Nó khiến cho bài tập đó được ưu tiên hàng đầu và giữ cho não bạn tập trung vào nó. Bạn có thường xuyên giải lao sau giờ làm việc sâu?
Hiệu ứng Zeigarnik gợi ý rằng, những bạn học sinh nghỉ giải lao và làm những việc không liên quan như học môn khác, chơi thể thao, đọc sách, đi bộ 3 phút,… sẽ nhớ tư liệu tốt hơn những học sinh học thông nhiều giờ mà không nghỉ ngơi.
Các bạn đã nghe đến phương pháp Pomodoro ?
Hãy học 25 phút, nghỉ 5 phút, rồi lại học 25 phút rồi nghỉ 5 phút để đạt được hiệu quả cao nhất nhé !
Mình là Nguyên và hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Comments 2